Quy trình thi công khoan cọc nhồi|Tam Hoa

   Nội Dung Bài Viết: 

1.   Công tác chuyển bị
2.  Lựa chọn thiết bị thi công
3.  Chế tạo vữa bùn bentonite
4.  Chôn ống vách cọc nhồi
5.  Khoan lỗ cọc nhồi
6.   Làm sạch lỗ khoan
7. Treo đặt cốt thép và đổ bê tông cọc nhồi.



   Hiện tại có rất nhiều phương pháp, biện pháp khoan cọc nhồi. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ xét tới biện pháp khoan cọc nhồi bằng vữa bùn bentonite, bởi biện pháp này được áp dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay.

Bài viết này Tam Hoa sẽ giới thiệu tổng quát quy trình thi công khoan cọc nhồi. Các bước để thi công một cọc khoan nhồi hoàn chỉnh. Trong mỗi bước chúng tôi sẽ nêu cụ thể qua các bài viết khác, quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu cụ thể thì xin kích vào đường link sau mỗi đoạn tóm tắt tổng quát.

1. CÔNG TÁC CHUYỂN BỊ THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI THEO PHƯƠNG PHÁP KHOAN LỖ CÓ VỮA BENTONITE GIỮ VÁCH.


1.1   công tác chuyển bị bao gồm:

Chuyển bị đầy đủ hồ sơ địa chất của khu vực thi công

Có đầy đủ tài liệu thiết kế cọc nhồi cho mặt bằng công trình (vị trí, cấu tạo, cao độ, cốt thép cọc, thuyết minh hướng dẫn và các yêu cầu chất lượng)

Có đủ số liệu ghi chép tìm hiểu về các tư liệu thử nghiệm, thực hiện về việc khoan tạo lỗ cũng như khả năng kết quả chịu tải của các cọc khoan nhồi các công trình lân cận quanh vùng đã được thi công trước.

Các kết quả đánh giá, báo cáo về chất lượng vật liệu (xi măng, cát, thép, đá...)

1.2   Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công việc thi công cọc khoan nhồi

Công trình ngầm dưới nền

Đường điện cao thế, trung thế trên cao

1.3   Các công việc khác cần được chuyển bị

Cấp nước, điện thi công, đường thi công ra vào công trình, chuyển bị vữa bentonite và bể nắng bentonite, đường thoát nước, giải tỏa mặt bằng, làm nhà che tạm...

Hệ trục chuẩn và cao độ chuẩn cũng như dẫn xong các đường trục công trình, định vụ cắm biển cho các vị trí của cọc khoan nhồi.

Làm phẳng hiện trường, đưa thiết bị phương tiện vào vị trí thi công.

2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ THI CÔNG

Phương tiện cơ giới để khoan lỗ có vữa bentonite giữ vách được sử dụng chủ yếu các loại sau:

-        -  Máy khoan tuần hoàn thuận

-        -  Máy khoan tuần hoàn nghịch

-        -  Máy khoan dưới nước (underwater drilling)

-        -  Máy khoan xung kích

Khi chọn máy khoan phục vụ thi công khoan lỗ cọc nhồi cần căn cứ vào loại cọc, chiều sâu khoan lỗ, điều kiện địa chất các tầng đất, điều kiện thoát nước và xử lý bentonite để có quyết định thích hợp.

 3. CHẾ TẠO VỮA BÙN BENTONITE

 

 

 

quy trình thi công khoan cọc nhồi tại hải phòng

Vữa bùn bentonite

Để việc thi công cọc nhồi theo phương pháp khoan lỗ có vữa bùn giữ vách ta cần phải chuyển bị đủ lượng bentonite trước khi thi công. Để sản xuất bentonite nên dùng loại sét có độ dẻo cao hoặc sét nở. Căn cứ vào biện pháp khoan lỗ và tình hình địa chất các tầng đất mà có tỷ lệ cấp phối điều chế vữa bùn hợp lý. Thành phần vữa bùn bao gồm: Đất sét nở, nước và hóa chất xử lý vữa bùn được trộn đều với nhau.

4.CHÔN ỐNG VÁCH CỌC KHOAN NHỒI


Ống vách cọc nhồi nên dùng ống thép chuyên dùng có chiều dày từ 4 – 8mm. Ống vách bằng thép phải có độ cứng nhất định không dễ biến dạng. Khi dùng khoan xoay, đường kính ống phải lớn hơn đường kính mũi khoan 10cm, còn nếu là mũi khoan xung kích đường kính trong của ống phải lớn hơn đường kính mũi khoan 20cm. Phía trên ống vách nên bố trí có 1- 2 lỗ tràn vữa.

5. KHOAN LỖ CỌC KHOAN NHỒI


Sau khi đặt xong ống vách thì người ta đưa máy khoan vào vị trí lỗ khoan. Vị trí đặt máy khoan phải bằng phẳng, máy phải thăng bằng và thẳng đứng. Kiểm tra bằng máy kinh vĩ sao cho chiều đứng cần khoan ở phạm vi sai số < 2%. Sai số vị trí của đầu mũi khoan và tâm ống vách <= 15mm (đối với khoan xoay). 

quy trình thi công khoan cọc nhồi tại hải phòng

Máy thi công khoan lỗ cọc khoan nhồi

Đối với khoan xung kích thì sai số nhỏ hơn 30mm. Sau khi điều chỉnh xong, tùy theo loại đầu khoan mà có biện pháp gá giữ làm cho mũi khoan đúng hướng mà không phát sinh hiện tượng nghiêng lệch hoặc di chuyển vị trí máy khoan.

>>> Click ngay: Dịch vụ đào móng nhà chỉ từ 130.000đ/m3 tại TPHCM <<<

 6. LÀM SẠCH LỖ KHOAN


Khi đã khoan đến độ sâu thiết kế và sau khi đã kiểm tra kích thước lỗ khoan đạt yêu cầu ta sẽ tiến hành làm sạch lỗ khoan cọc nhồi.

Đối với cọc chống, độ dày lớp cặn đáy lỗ yêu cầu < 5cm. Còn đối với cọc ma sát thì chiều dày lớp cặn đáy lỗ phải < 10cm.

Liên kết: 
Siêu âm cọc khoan nhồi mini giá rẻ tại thành phố Hồ Chí Minh

Để làm sạch đáy hố khoan người ta dùng các phương pháp sau:

+ Phương pháp hút cặn bằng chân không

+ Phun nước để hút cặn

+ Trao đổi vữa

+ Nạo vét

7.TREO ĐẶT CỐT THÉP VÀ ĐỔ BÊ TÔNG CHO CỌC NHỒI


   Lồng cốt thép của cọc nhồi nói chung nên lắp buộc tại hiện trường để tránh phải vận chuyển cồng kềnh từ xa đến, đồng thời cũng thuận tiện cho việc treo buộc lắp đặt vào lỗ khoan.

quy trình thi công khoan cọc nhồi tại hải phòng


quy trình thi công khoan cọc nhồi tại hải phòng


>>> Xem chi tiết:

 Thông tin liên quan:
Ép cừ thép U200, C200
Nhổ cừ thép U200, C200
Cho thuê cừ thép U200, C200
Thanh lý cừ thép cũ U200, C200
Phá dỡ
Đào móng
Ép cọc
Cọc nhồi



Key:
 
Quy trinh khoan coc nhoi - Cac buoc thi cong coc khoan nhoi

 

Tin tức liên quan