1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn ép cọc bê tông TCVN 9394:2012 thường được áp dụng cho các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi. Không áp dụng cho các công trình có địa chất đặc biệt như vùng có hang các-tơ, đá cứng...
2. Vật liệu cọc bê tông
Cọc bê tông có thể là cọc rỗng, tiết diện vành khuyên hoặc cọc đặc, tiết diện đa giác đều hoặc vuông. Bê tông cọc được nghiệm thu theo TCVN 4453:1995.
Mức sai lệch cho phép về kích thước cọc
3. Cấu tạo mũ cọc
Mũ cọc có vai trò đảm bảo an toàn cho cọc không bị nứt và giữ cho búa không bị hư hại.
Mũ cọc có lỗ tai hoặc vòng treo để ngoắc vào đầu búa. Khoang trên chứa giảm chấn để giảm độ rung lên búa cũng như lên mũ cọc.
Giảm chấn thường được làm từ các loại gỗ cứng cắt dọc, bề dày của tấm giảm chấn phụ thuộc vào trọng lượng phần đập của búa.
4. Giám sát và nghiệm thu
- Nhà thầu phải cử cán bộ theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép lại quá trình hạ cọc. Trong trường hợp xảy ra các sự cố thì nhà thầu phải báo cho bên thiết kế để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt chối thì cần phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc kiểm tra lại địa chất xem có chướng ngại vật hay không và đưa ra biện pháp khắc phục.
- Nghiệm thu cọc tiến hành theo các quy định hiện hành.
5. An toàn lao động
- Khi thi công cọc phải thực hiện mọi quy định về an toàn lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường
-Trong ép cọc, phải có biện pháp an toàn khi dùng hai đoạn cọc nối tiếp nhau để ép.
Địa chỉ liên hệ:
☎ Hotline : 0367.222.111
🏣 Văn Phòng : 49 Bùi Đình Tuý, Bình Thạnh, TPHCM
🌐 Website : tamhoa.vn