Quy trình ép cọc bê tông và những lưu ý khi thi công

 Quy trình ép cọc bê tông cần đảm bảo nghiêm ngặt về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng cho công trình. Tùy theo địa hình mà việc thi công cọc sẽ có những lưu ý nhất định. Cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau đây cùng Xây Dựng Tam Hoa bạn nhé.

1. Quy trình ép cọc bê tông chi tiết

Quy trình ép cọc bê tông
Ép cọc bê tông cần làm theo quy trình kiểm tra nghiêm ngặt

1.1 Chuẩn bị mặt bằng

Quy trình ép cọc bê tông bước đầu tiên cần chuẩn bị mặt bằng. Nhà thầu cần có bước chuẩn bị kỹ càng tránh nhầm lẫn ảnh hưởng tiến độ thi công.
  • Chuẩn bị đường công vụ, mặt bằng bằng phẳng để di chuyển máy ép cọc đến địa điểm thi công dễ dàng hơn
  • Bố trí mặt bằng gồm tạo mặt phẳng sao cho thuận lợi và bãi tập kết cọc hỗ trợ cho quá trình thi công ép cọc
  • Chuẩn bị lán tạm nghỉ cho tổ thợ ép cọc
  • Đào cốt nền khoảng cao ngang độ đáy đài móng và đổ cần san mặt tạo phẳng nhất định
  • Tạo vị trí chênh giữa cốt mới đào và cốt đường tự nhiên bằng cách đổ đầy lớp cát tạo độ dốc giúp thợ dễ di chuyển máy móc hơn

1.2 Ép cọc thử

Thi công ép cọc cần có bước ép cọc thử. Với những công trình lớn càng cần có bước khảo sát địa chất và ép cọc thử để đảm bảo chất lượng cho dự án. Kết quả ép cọc được ghi vào nhật ký ép cọc bê tông và báo cáo lại cho chủ đầu tư cũng như đơn vị tư vấn thiết kế để đưa ra phương pháp ép cọc tốt nhất.
Với những công trình nhà phố, đa phần không làm khảo sát địa chất nhằm tiết kiệm tối đa chi phí. Vì vậy, chọn loại cọc và phương pháp ép cọc thường chỉ dựa vào kinh nghiệm của đơn vị thi công. Đơn vị có thể cần ép thử một số tim cọc để khảo sát địa chất thực tế và trao đổi đưa ra phương pháp hợp lý nhất.

>>>>> Xem thêm: Dịch vụ thi công ép cọc bê tông giá rẻ


1.3 Tiến hành thi công


Quy trình ép cọc bê tôngQuy trình thi công ép cọc đúng theo bản thiết kế

Tiến hành vận chuyển và lắp đặt thiết bị ép cọc. Phần giá máy cần kê thăng bằng và chắc chắn, chú ý chỉnh máy sao cho những đường trục khung máy và hệ thống kích, trục của cọc cần thawrg đứng và nằm trong một mặt phẳng.
  • Tiến hành liên kết thiết bị ép với hệ thống neo hoặc dầm đối trọng một cách chắc chắn nhất
  • Dùng cần trục cẩu cọc để cho cọc vào vị trí ép
  • Ép đoạn mũi cọc được định vị chính xác về vị trí và độ thẳng đứng. Trong những giây đầu tiên nên để áp lực dầu lên đều không để quá cao quá 1cm/sec
  • Ép xong đoạn mũi tiến hành nối phân đoạn giữa và mối nối cọc bằng phương pháp hàn trước và sau
  • Trong khi hàn chú ý kiểm tra độ thẳng đứng, cần đảm bảo hai đoạn nối trùng trục với nhau
  • Thời điểm đầu tốc độ cao nên vừa phải và tăng dần nhưng không được để quá 2cm/sec
Chú ý ghi nhật ký thi công trong quá trình làm thi công ép cọc. Khi cọc đã đến độ sâu khoảng 30 – 50cm thì ghi số lực ép đầu tiên. Khi cọc xướng 1m ghi lực ép ở thời điểm đó và lực ép thay đổi ra sao. Giai đoạn cuối lực ép có giá trị 0.8 là mức tối thiểu. Bắt đầu từ thời điểm này, bạn tiến hành ghi lực ép trong từng đoạn khoảng 20cm cho đến lúc ép xong.

2. Các lưu ý khi thi công

Cọc ép cần đảm bảo những điều kiện như sau:
  • Cọc đạt khi lực ép lớn hơn lực P min trong bản vẽ thiết kế
  • Khi lực ép lớn hơn Pmax nên dừng ép dù chiều dài thiết kế chưa đủ
  • Khi cọc ép chưa đạt Pmin trong khi chiều dài cọc đã lớn hơn bản thiết kế cần phải ép cho đến khi đạt Pmin
  • Lực ép vào lúc cuối cần đạt trị số thiết kế theo quy định
Chú ý ghi chép nhật ký ép cọc để làm căn cứ chỉnh lực ép và chiều dài cọc
Thi công phần móng cần đội ngũ thiết kế và kỹ sư thi công có sự dày dặn về kinh nghiệm nhằm tiết kiệm chi phí, tránh những rủi ro trong công trình. Vui lòng liên hệ theo những thông tin dưới đây nếu cần sự tư vấn miễn phí của công ty Xây Dựng Tam Hoa.

>>>>> Xem thêm: So sánh thi công cọc khoan nhồi và ép cọc bê tông

CÔNG TY CỔ PHẦN X Y DỰNG TAM HOA
Trụ sở: Số 15, ngõ 89 Lạc Long Quân, Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh: Lầu 5, Số 49 Bùi Đình Túy. P24, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Kho xưởng: Vĩnh Ngọc – Đông Anh – Hà Nội
Điện thoại: (024).66.70.9999
Hotline Hà Nội: 0356 222 111
Hotline TPHCM: 0367 222 111
Các tin tức khác
Tin tức liên quan