Hướng dẫn quy trình làm móng nhà an toàn và chất lượng

 Đào móng nhà được hay còn được biết đến làm nền móng của nhà là một trong những khâu quan trọng nhất của một công trình xây dựng. Bất kể đó là móng nhà cao tầng hay móng nhà cấp 4 thì nó đều có tầm quan trọng bật nhất trong kết cấu xây dựng của một căn nhà. 
Do đó, ngoài trừ các ngôi nhà tạm thì sẽ lựa chọn cách làm nhà không có móng, còn lại đối với công trình lớn hay nhỏ thì đều không thể bỏ qua bước tính toàn để thực hiện đào móng xây nhà này một cách an toàn và chất lượng nhất. Vậy quy trình đào móng nhà an toàn được diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Hướng dẫn xây dựng móng nhà tiêu chuẩn 

Tùy thuộc vào loại công trình nhà xưởng, nhà cao tầng hay nhà ở sẽ có lựa chọn phương pháp thi công đào móng nhà thích hợp để đảm bảo độ bền chắc, và tiết kiệm chi phí cho nhà thầu. 
Do đó, tùy thuộc vào các lựa chọn của các bản vẽ thiết kế móng đơn, móng cọc, móng băng mà nhà thầu sẽ có cách thiết kế quy trình đào móng công trình khác nhau để phù hợp và đảm bảo tốt nhất cho công trình của mình. 
Vậy quy trình tiêu chuẩn đó được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể về cách thức này nhé!
 
Hướng dẫn xây dựng móng
Hướng dẫn thi công nền móng tiêu chuẩn

2. Quy trình thi công đào móng công trình tiêu chuẩn 

Để thực hiện được quy trình thi công đào móng công trình tiêu chuẩn này, nhà thầu cần đảm bảo được các yếu tố về mặt kỹ thuật để giúp cho kết cấu của móng nhà được chắc chắn và vững chãi hơn. Do đó, thông thường sẽ có 4 bước cơ bản cho quy trình đào móng nhà tiêu chuẩn như sau: 

2.1 Khảo sát địa chất 

Muốn biết được móng nhà của bạn sẽ phù hợp với phương pháp làm móng nhà như thế nào thì bạn phải khảo sát qua nền đất, địa thế nơi bạn thực hiện công trình thì mới lên quy trình cụ thể được. Để qua những phân tích kĩ lưỡng ấy sẽ giúp cho bạn thăm dò được phương pháp thi công đào móng nhà phù hợp. 
Gợi ý: Bạn có thể khoan lỗ, đào giếng, đóng mũi xuyên để thăm dò thật kỹ bên dưới của địa chất thực hiện công trình.

2.2 Lựa chọn móng và hồ sơ thiết kế phù hợp 

Móng nhà là một bộ phận ăn sâu dưới lòng đất, giúp giữ vững ngôi nhà, công trình của bạn theo thời gian. Do đó, nếu không làm kĩ lưỡng và gặp bất trắc phải sửa chữa thì thật là một giai đoạn khó khăn dành cho các nhà thầu. 
Do đó, hồ sơ thiết kế, bản vẽ phác thảo của công trình phải được đảm bảo đầy đủ các yếu tố an toàn, tính bền vững cao cũng như phải tính toán và lường trước được các vấn đề sẽ phát sinh cho công trình để có phương án giải quyết tức thì đi kèm. 
Vì thế, việc lựa chọn loại móng cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí mà công trình phải bỏ ra. Do đó cần được cân nhắc và đưa ra phương pháp đào móng xây nhà phù hợp nhất cho công trình. 


Hướng dẫn xây dựng móng
Quy trình thi công nền móng tiêu chuẩn

2.3 Lựa chọn vật liệu dùng để thi công móng 

Các loại vật liệu dùng để đào móng nhà cũng vô cùng quan trọng mà bạn không thể xem thường, bởi nó giúp giữ vững cho căn nhà của bạn. Do đó, một số gợi ý vật liệu xây dựng cho bạn tham khảo có thể là: Ván cốt pha phủ phim, giàn giáo Pal, thép Hòa Phát, xi măng PC40,…

2.4 Giám sát chặt chẽ quy trình thi công

Quy trình thực hiện đào móng nhà có được diễn ra suôn sẻ hay không chính là nhờ vào nhà thầu xây dựng có nhiều kinh nghiệm không. Bởi thế khi muốn thực hiện xây dựng ngôi nhà của bạn thì bạn phải nên lựa chọn đơn vị thi công chắc chắn nhất để tránh xảy ra các sự cố không mong muốn nhé! 

>>>>> Tham khảo thêm:
Khái niệm, vai trò và cấu tạo của giằng móng <<<<<

3. Hướng dẫn lựa chọn móng nhà phù hợp 

Việc lựa thi công đào móng nhà phù hợp sẽ dựa vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện nền và tải trọng là quan trọng nhất mà chúng ta cần lưu ý: 

3.1 Nền đất vững trải và đất tốt: lúc này nhà thầu có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.

Còn nếu nền đất có lớp đất yếu chiếm khoảng rất dày thì thường sẽ dùng móng bè với cọc ma sát được đống sâu xuống đất. Bên cạnh đó, có thể dùng biện pháp xử lý đất nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu mà không dùng đệm cát, đệm đất.

3.2 Nếu nền đất có lớp dưới tốt và lớp trên yếu:

- Bạn có thể phân biệt bằng cách kiểm chứng, khi lớp đất yếu dày (≥ 3,0m): thì toàn bộ đất là đất yếu 
- Khi lớp đất yếu có độ dày (1,5 – 3m): Thay một phần (trên) của lớp đất yếu và làm chặt đất trên mặt phần còn lại hoặc làm móng cọc bê tông cốt thép.
- Và khi lớp đất yếu mỏng có độ dày nhỏ hoặc bằng  (≤ 1,5m): thì thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi coi như nền tốt hoặc làm móng cọc tre, cọc tràm.

3.3 Khi lớp đất yếu có chiều dày thay đổi:

- Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì mặt móng sâu hơn, hoặc phần đất yếu dàu hơn khi dùng móng rộng hơn hoặc tại vùng đất yếu có chiều dày lớn hơn. 

3.4 Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu:

- Khi lớp đất bên trên mỏng (≤ 1,5m): thì coi như toàn bộ là nền yếu.
- Khi lớp trên không dày lắm (1,5-3m): chỉ nên xây nhà đến 2 tầng (tức là sử dụng móng bè). Nếu muốn xây nhà > 2 tầng thì xử lý như nền đất yếu rất dày nhưng không dược đặt móng sâu và không nên dùng móng cọc.
- Khi lớp đất bên trên dày (≥ 3,0m): nhà thầu nên tận dụng lớp nền tốt bên trên, không nên đặt móng sâu, nên dùng móng bè và chỉ nên xây nhà đến 3 tầng, nếu nhà ≥ 4 tầng thì xử lý như toàn bộ là đất yếu. 

>>>>> Tham khảo thêm: Khái niệm cơ bản về nền móng trong xây dựng <<<<<

Hướng dẫn xây dựng móng
Hướng dẫn lựa chọn nền móng phù hợp
 

4. Các lưu ý khi thi công đào móng nhà 

Có một số lưu ý cơ bản để bạn cần nắm khi thi công đào móng công trình để không bị phụ thuộc quá nhiều vào chủ thầu và chủ động hơn trong những trường hợp cần thiết như: 
- Chọn những địa chỉ thiết kế thi công có nhiều kinh nghiệm, đảm bảo tay nghề cao để tin tưởng. 
- Khảo sát địa chất thật kỹ lưỡng trước khi đào móng 
- Cân nhắc lựa chọn móng thật kỹ lưỡng: bởi nếu lựa chọn sai sẽ khiến xảy ra sự cố và tốn kém chi phí nhiều để thực hiện lại. 
- Lựa chọn sai nguyên liệu: có nhiều vật liệu và giá cũng như yếu tố thích hợp với biện pháp phương án làm móng vì vậy cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn để tránh làm hỏng công trình của mình ngay từ phần nền móng.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thi công, tránh để chủ thầu tự ý làm ẩu hoặc kéo dài thời gian dẫn đến chậm tiến độ hoặc chất lượng không đảm bảo an toàn. 
Tóm lại, quy trình thực hiện làm móng nhà vô cùng quan trọng đối với xây dựng nhà ở, do đó, bạn cần cân nhắc và thực hiện thật kỹ để đảm bảo sự an toàn sau này cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc tìm đơn vị thi công cũng sẽ là một yếu tố quan trọng để làm nên một công trình an toàn đấy. 

>>>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ đào móng nhà giá rẻ uy tín và chất lượng <<<<<
 
Các tin tức khác
Tin tức liên quan