Khái niệm nền móng và các kết cấu móng cơ bản đang được ưa chuộng

 Trong quá trình đào móng nhà, việc chọn nền móng là vấn đề rất quan trọng. Chọn loại móng nhà nào: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc cần chú ý đến nhiều yếu tố để tránh tình trạng công trình thi công bị hư hại, nghiêng đổ sau khi hoàn thành. Bài viết dưới đây Tam Hoa sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

1. Móng nhà là gì?


Khái niệm cơ bản về nền móng
Móng nhà là bộ phận quan trọng nhất của công trình

Móng nhà hay còn gọi là móng nền chính là phần kết cấu kỹ thuật xây dựng bên dưới mỗi công trình. Móng nhà đảm nhiệm chức năng đỡ trực tiếp tải trọng và đảm bảo sự chắc chắn cho công trình sau thi công. Móng liên kết với cột và tường để có tác dụng chịu lực, phần móng này còn có nhiệm vụ tiếp nhận tải trọng từ công trình phía trên và phân tán tải trọng đều xuống nền giúp đảm bảo an toàn cho công trình.


Tham khảo thêm: Dịch vụ đào móng nhà giá rẻ uy tín và chất lượng

2. Phân loại nền móng theo phương pháp thi công

Móng công trình hiện nay có rất nhiều loại được phân chia theo phương pháp thi công như móng băng, móng bè, móng đơn hay móng cọc. Mỗi loại móng sẽ có quy trình thi công nền móng nhà khác nhau, tùy vào tải trọng và chiều cao công trình, tình hình địa chất nơi xây dựng mà kỹ sư sẽ tính toán và sử dụng loại móng phù hợp.

2.1 Móng tự nhiên

Móng tự nhiên là loại móng hình thành sẵn trong tự nhiên không cần sự tác động của gia cố hay đào bới mà chính bản thân chúng đã có khả năng chịu lực cho công trình. Những loại móng này đa số được dùng cho các công trình nằm trên địa hình đất rắn chắc hoặc các công trình nhà tranh, nhà lá đơn sơ không cần chịu nhiều tải trọng.

2.2 Móng đơn

Móng đơn còn được gọi là móng cốc là loại móng có chi phí rẻ tiền, tiết kiệm nhất trong số những loại móng dùng để thi công đào móng công trình. Tác dụng chịu lực của loại móng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mác bê tông, thành phần cấu tạo.

Khái niệm cơ bản về nền móng
Móng đơn có mức chịu tải trung bình

Đa phần móng đơn được ứng dụng dưới chân cột sảnh hay cột nhà. Móng đơn nằm tách lẻ trên mặt đất và có nhiều hình dạng như tám cạnh, vuông, tròn tùy đặc điểm công trình. Loại móng này chịu lực chỉ ở mức trung bình và thường chỉ dùng khi sửa chữa, cải tạo lại những ngôi nhà nhỏ.

2.3 Móng băng

Móng băng có thể nói là loại móng được dùng phổ biến nhất trong đào móng nhà các công trình dân dụng. Loại móng này dễ thi công và có giá thành thi công tương đối rẻ. Ngoài ra, móng băng cũng có khả năng chịu lực và chịu lún khá đồng đều. Đặc điểm của móng và dạng dải dài có liên kết với nhau chạy theo chân tường hoặc giao theo hình ô bàn cờ.


Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết thi công xây dựng nền móng an toàn và chất lượng

2.4 Móng bè

Móng bè hay còn gọi là móng bản, móng toàn diện được ứng dụng nhiều hiện nay. Đây là một trong 3 loại đào đất hố móng nông thường dùng ở điểm có địa chất yếu và sức kháng thấp. Kết cấu móng bè có đặc điểm là trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng giúp phân bố tải trọng đều trên nền đất, tránh hiện tượng lún.

2.5 Móng cọc

Đây là phương pháp thi công móng xuống phần đất sâu. Tải trọng của công trình sẽ truyền xuống sâu lớp đất, sỏi đá cứng dưới đất. Cấu tạo của móng cọc gồm cọc và đài cọc. Phần cọc sẽ được đóng hạ những cây cọc lớn xuống sâu làm tăng khả năng chịu lực cho móng công trình.

Trên đây là những thông tin chi tiết về đào móng công trình. Với các chia sẻ về phân loại móng cọc trong bài viết này hy vọng bạn có thể chọn cho công trình của mình một loại móng cọc phù hợp nhất. Ngoài ra nếu các bạn chưa thực sự yên tâm về lựa chọn của mình, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết các lưu ý quan trọng khi thi công nền móng nhà.
Các tin tức khác
Tin tức liên quan