Quy trình thi công móng nhà và các biện pháp gia cố nền móng

 Như với trong gia đình của bạn, người trụ cột chính là người quan trọng nhất thì với ngôi nhà được xây dựng, nền móng nhà cũng chính là bộ phận quan trọng nhất để thử được độ bền của ngôi nhà. Vậy để đào móng nhà như thế nào sẽ đảm bảo đúng quy chuẩn giúp cho công trình không bị lún hoặc bị sập. Mời bạn cùng theo dõi bài viết lần này của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Tam Hoa để được tìm hiểu rõ nhé! 

Quy trình thi công móng nhà và phương pháp gia cố 

Như bạn đã biết, việc đào móng nhà là vô cùng quan trọng và cần thiết cho một công trình xây dựng hoàn thiện tốt đẹp được thể hiện qua độ bền chắc của sản phẩm mà các nhà thầu xây dựng làm nên. Do đó để hiểu rõ hơn về quy trình thi công đào móng nhà, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo cơ bản của móng nhà bao gồm những gì trước khi tìm hiểu đến quy trình cụ thể: 

Quy trình thi công đào móng nhà
Hình ảnh minh họa quy trình thi công móng nhà

Cấu tạo móng cơ bản của một ngôi nhà gồm có: Mặt móng, gờ móng và đáy móng. Cụ thể sẽ được giải thích như sau: 
  • Mặt móng chính là bề mặt tiếp xúc với chân cột, chân tường bên trên 
  • Gờ móng chính là phần nhô ra của móng. Do đó, khi thi công các cấu kiện bên trên nó, nếu xảy ra sai lệch về vị trí thì nhà thầu có thể xê dịch cho đúng nhờ phần gờ móng này. 
  • Đáy móng là phần cuối cùng được biết đến là bề mặt tiếp xúc với nền đất 
Và với những thông tin tìm hiểu về cấu tạo cơ bản của móng cơ bản, quy trình và một số lưu ý khi thi công móng nhà sẽ giúp các bạn hiểu hơn về quy trình làm móng nhà. 

1. Quy trình làm móng băng 

Móng băng được coi là loại móng chạy dài dưới hàng cột hoặc hàng tường của khu định vị ngôi nhà, chúng có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Được biết, móng băng truyền tải được trọng lượng tương đối đều xuống đất nền và đảm nhận nhiệm vụ đỡ tường, đỡ cột cho căn nhà của bạn. 
Quy trình làm móng băng được diễn ra theo trình tự như sau: 
  1. Chuẩn bị mặt bằng
  2. Đào móng: phần này dựa vào sơ đồ thiết kế, mà các nhà thầu sẽ xác định trục công trình trên mặt bằng khu đất đã được san phẳng và đào móng nhà theo trục. Và sau đó, dọn sạch khu vực vừa đào xong. 
  3. Gia công cốt thép cho móng băng: Lưu ý: bạn phải chuẩn bị thép và kiểm tra chất lượng thật kĩ trước khi gia công cốt thép
  4. Đóng cốt pha: Đây là giai đoạn cần được chú trọng, bởi nhà thầu phải chọn ván khuôn không mục nát, gia cố chắc cắn bằng đinh tại nơi các vị trí tiếp xúc. 
  5. Đổ bê tông: Tiến hành đổ bê tông khối
  6. Bảo dưỡng cho móng băng: với các phương pháp sử dụng nước phu lên bề mặt bê tông, che chắn để giữ ấm, sử dụng hợp chất dưỡng hộ xịt lên bề mặt bê tông để tạo nên màng không thấm. 
Quy trình thi công đào móng nhà
Hình ảnh minh họa quy trình thi công móng băng

2. Quy trình làm móng bè 

Mòng bè được biết đến là loại móng sẽ chiếm hết toàn bộ diện tích nền nhà. Nó sẽ bao gồm: móng bè phẳng, móng bè có gân, móng bè nấm, và móng bè dạng hộp. Chúng sẽ thường ở nền đất yếu với sức kháng nén yếu nên sẽ tùy thuộc vào cấu tạo của công trình. 
Quy trình làm móng bè được diễn ra theo trình tự như sau: 
  • Chuẩn bị mặt bằng
  • Đào hố móng bè và xây dựng tường móng 
  • Đổ bê tông: chú ý với độ dày của mỗi lớp bê tông từ 20cm – 30cm 
  • Bảo dưỡng: Như đã hướng dẫn với móng băng

Quy trình thi công đào móng nhà
Hình ảnh minh họa quy trình thi công móng bè

3. Quy trình làm móng cọc 

Nếu như 2 loại móng băng, móng bè được sử dụng nhiều cho các công trình trên nền đất tốt thì với móng cọc, sẽ được thường sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn trên nền đất yếu, có nguy cơ sạc lở cao. Móng cọc sẽ có cấu tạo bao gồm: Đài cọc và cọc. Cụ thể hơn, móng cọc sẽ được dùng để truyền tải trọng công trình xuống lớp đất sâu cứng và đảm bảo tính ổn định cho công trình xây dựng bên trên được tốt hơn.
Tìm hiểu thêm trên thị trường có các loại cọc như cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép, cọc hỗn hợp. Và trong đó, cọc bê tông cốt thép được sử dụng nhiều nhất cho việc làm móng cọc trên thị trường hiện nay. Chỉ với những vùng quê mới hay sử dụng cọc gỗ và sẽ được gia cố và thay đổi theo định kì.  

4. Phương pháp gia cố nền móng 

Bên cạnh các quy trình đào móng nhà theo các quy trình khác nhau thì theo thời gian, việc gia cố nền móng cũng là một điều quan trọng mà nhiều gia đình phải chú ý, cân nhắc khi căn nhà của bạn đã xuống cấp trầm trọng. Để tránh được những tai nạn không hay xảy ra cho gia đình bạn. 

Quy trình thi công đào móng nhà
Hình ảnh minh hoa quy trình gia cố nền móng hiện nay

Tam Hoa xin giới thiệu một số biến pháp khác nhau cho công tác gia cố nền móng của ngôi nhà, với các phương pháp: 
  • Phương pháp gia cố bằng cách đổ bê tông khối dưới móng nhà (Phương pháp đào hố) 
  • Phương pháp gia cố bằng dầm gánh 
  • Phương pháp gia cố bằng bằng dầm và móng trụ của ngôi nhà 
  • Phương pháp gia cố bằng cọc kích thước nhỏ 
  • Phương pháp gia cố bằng cọc 
  • Phương pháp gia tải trước 
Cho dù bạn có lựa chọn hình thức nào để gia cố cho móng nhà của mình thì tất cả đều phải tuân theo một nguyên tắc chung rất chuẩn mực đó là “Mở rộng kết cấu móng hiện hữu” cho móng nhà của bạn theo chiều dài và chiều rộng. Sau đó, đặt kết cấu móng này lên lớp địa tầng tốt hơn. 

>>>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ đào móng nhà giá rẻ uy tín và chất lượng <<<<<
Các tin tức khác
Tin tức liên quan